Đăng bởi Đoàn Cẩm Nhung vào lúc 19/09/2023
Những khái niệm như chiến lược kinh doanh kế hoạch kinh doanh là gì, là những cụm từ mà chúng ta nghe thấy hằng ngày, trên báo đài hay ở các diễn đàn, cuộc họp,… Việc đưa ra được những chiến lược kinh doanh sáng suốt là yếu tố có ý nghĩa quan trọng, quyết định đến sự thành bại của cả một doanh nghiệp.
Có thể hiểu, chiến lược kinh doanh là việc tạo dựng một vị thế duy nhất và có giá trị nhờ việc triển khai một hệ thống các hoạt động khác biệt so với những gì đối thủ cạnh tranh thực hiện. Nó thể hiện thế mạnh của doanh nghiệp, các nguồn lực có thể huy động, các cơ hội cũng như điểm yếu và mối nguy phải đối mặt.
Khi nói đến chiến lược kinh doanh, người ta hay nhầm lẫn với sứ mệnh, tầm nhìn của doanh nghiệp. Thực tế thì sứ mệnh và tầm nhìn của doanh nghiệp mặc dù luôn được đưa vào như một phần của chiến lược, nhưng nó không đưa ra một định hướng rõ ràng cho mọi hoạt động. Do đó, nó cần phải có các yếu tố khác giúp đưa ra định hướng hoạt động rõ ràng.
Một chiến lược kinh doanh thành công khi nó giúp doanh nghiệp tăng trưởng, cạnh tranh được với đối thủ và hiệu quả về tài chính. Bạn có thể bắt gặp các loại chiến lược kinh doanh như:
Để có thể xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả, bám sát được những mục tiêu, định hướng lâu dài từ phía doanh nghiệp, nhà quản lý nên tham khảo 7 nguyên tắc dưới đây để áp dụng cho phù hợp:
Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng đều luôn muốn mình có thể dành được “miếng bánh” thị phần càng nhiều càng tốt nên đều ra sức để có thể xây dựng được chiến lược kinh doanh hiệu quả.
Dù là một doanh nghiệp mới hay là một doanh nghiệp lâu năm, bạn cũng cần trở nên hoàn thiện hơn và xuất sắc hơn. Đội ngũ nhân viên phải không ngừng sáng tạo và tạo nên những giá trị khác biệt của mình so với đối thủ. Vì vậy, hãy xây dựng một kế hoạch chiến lược kinh doanh khác biệt để doanh nghiệp phát triển vượt trội hơn.
Bên cạnh các yếu tố như thị phần, tốc độ phát triển doanh nghiệp thì lợi nhuận cũng là một yếu tố quan trọng, giúp đánh giá chính xác tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Hơn thế, để gia tăng lợi nhuận, nhà quản lý cần nghiêm túc xây dựng chiến lược kinh doanh tối ưu.
Nếu tất cả những chiến lược kinh doanh đã đề ra không mang về lợi nhuận thì doanh nghiệp nên cân nhắc lại. Chắc chắn bạn sẽ không muốn mất thời gian và công sức để thực hiện một kế hoạch không nhằm mục đích thu tiền về cho doanh nghiệp.
Thay vào đó, bạn hãy dành thời gian đánh giá các yếu tố nguồn lực và chuẩn bị sẵn sàng các định hướng, chiến lược giúp công ty nâng cao doanh số và thu về lợi nhuận nhiều hơn.
Thấu hiểu rõ về thị trường mình hướng tới là một phần không thể thiếu khi xây dựng chiến lược kinh doanh hoàn hảo. Chúng ta biết rằng, mỗi doanh nghiệp đều là một phần của hệ sinh thái kinh tế thị trường. Mỗi doanh nghiệp sẽ mang những đặc điểm và tính cách thương hiệu riêng.Những đặc điểm này sẽ ảnh hưởng tới lợi nhuận mà bạn có thể đạt được trong tương lai.
Rất ít và hầu như không có một sản phẩm nào có thể bán được cho tất cả mọi khách hàng, mọi lứa tuổi, mọi phân khúc. Do đó, để kinh doanh hiệu quả, bạn cần phải tìm ra được nhóm khách hàng tiềm năng cho mình. Thay vì tiêu tốn nhiều thời gian, công sức thì bạn có thể tập trung, chăm sóc vào đúng nhóm khách hàng tiềm năng này nhằm gặt hái được nhiều nhất.
Việc xác định đối tượng khách hàng phụ thuộc vào mặt hàng mà công ty đang kinh doanh và tất nhiên mặt hàng, sản phẩm đó phải đáp ứng được một hoặc một số nhu cầu của nhóm khách hàng mục tiêu.
Khi doanh nghiệp đã có sự thấu hiểu thị trường, thấu hiểu khách hàng của mình và xây dựng được các giá trị cam kết của doanh nghiệp đối với thị trường thì cần có sự đánh giá về các hoạt động đã triển khai.
Bạn cần phải biết được đâu là điều mình cần tiếp tục đẩy mạnh và đâu là những điều bạn cần từ chối, để tránh mất thời gian hay phân tán lực lượng. Trong khi những điều đó không mang lại cho doanh nghiệp những giá trị đáng kể nào. Người ta gọi đó là đồng ý có chọn lọc, phải có chọn lọc để hướng tới mục tiêu thành công một cách nhanh nhất và bền vững nhất.
Trong thời đại mọi thứ đều phát triển như vũ bão hiện nay, doanh nghiệp cần phải không ngừng đổi mới để bắt kịp xu hướng và thích nghi với thời đại mới. Do đó, bạn cần không ngừng đánh giá nhu cầu và hành vi của khách hàng cũng như các hoạt động của đối thủ để có sự tiếp thu, đổi mới.
Doanh nghiệp cần có sự nhạy bén trong việc phát hiện các xu hướng mới để có thể áp dụng vào mô hình kinh doanh của mình một cách linh hoạt để đem về lợi thế cạnh tranh. Nếu không, bạn sẽ tự đào thải chính mình khỏi thị trường sôi động hiện nay.
Nguyên tắc cuối cùng chính là tư duy logic. Nhà quản lý hay người đứng đầu doanh nghiệp cần phải xây dựng chiến lược kinh doanh dựa trên tư duy logic. Có thể những phán đoán này không đúng 100%, nhưng đó cũng là một ý tưởng để có thể đề ra trước các biện pháp khắc phục nếu không may rơi vào khủng hoảng.
Một khi đã lên sẵn những kịch bản xử lý khó khăn, xử lý khủng hoảng thì sẽ dễ dàng xử lý các sự cố bất ngờ. Do đó, doanh nghiệp cần những số liệu thực tế để phán đoán có căn cứ thuyết phục hơn như thông tin về khách hàng, về xu hướng thị trường, đối thủ cạnh tranh,…
Một chiến lược kinh doanh hiệu quả phải dựa trên 5 yếu tố cơ bản là: mục tiêu chiến lược, phạm vi chiến lược, giá trị khách hàng & lợi thế cạnh tranh, hệ thống các hoạt động chiến lược và năng lực cốt lõi.
5 yếu tố của chiến lược kinh doanh hiệu quả là gì?
Một chiến lược kinh doanh cần bắt đầu bằng việc xác định các mục tiêu chiến lược. Đó chính là những kết quả kỳ vọng mà chiến lược kinh doanh đặt ra. Các mục tiêu chiến lược sẽ đóng vai trò định hướng cho các hoạt động của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định.
Ví dụ, nếu lựa chọn lợi nhuận cao là mục tiêu chiến lược thì các hoạt động của doanh nghiệp sẽ tập trung vào phục vụ các nhóm khách hàng hay phân khúc thị trường đem lại lợi nhuận cao, bằng các sản phẩm có giá trị gia tăng cao hoặc hiệu suất chi phi phí vượt trội. Còn nếu doanh nghiệp lựa chọn mục tiêu tăng trưởng làm mục tiêu chiến lược thì doanh nghiệp phải chú trọng đa dạng hóa dòng sản phẩm để thu hút các khách hàng ở nhiều phân khúc thị trường khác nhau.
Như đã nói ở trên, mỗi doanh nghiệp sẽ có những nhóm khách hàng mục tiêu. Một chiến lược kinh doanh hiệu quả không tập trung vào thỏa mãn tất cả các nhu cầu ở tất cả các phân khúc thị trường. Bởi vì, nếu làm như vậy doanh nghiệp sẽ phải phân tán nguồn lực và nỗ lực. Do đó, doanh nghiệp cần phải đặt ra giới hạn về khách hàng, sản phẩm, khu vực địa lý,… để có sự tập trung và thỏa mãn tốt nhất nhu cầu khách hàng.
Ví dụ về phạm vi chiến lược là doanh nghiệp có thể lựa chọn tập trung vào đáp ứng một hoặc một vài nhu cầu của nhiều khách hàng như thương hiệu thời trang Adam cung cấp nhiều sản phẩm khác nhau cho nam giới như áo sơ mi, quần âu, ca-ra-vát, vali, giày… cho các khách hàng doanh nhân, người nổi tiếng, người có thu nhập cao.
Giá trị khách hàng & Lợi thế cạnh tranh
Có thể nói, việc xác định giá trị khách hàng & lợi thế cạnh tranh chính là vấn đề cốt lõi của chiến lược kinh doanh. Lợi thế cạnh tranh không phải bao giờ cũng nằm ở giá bán thấp.
Để xác định được lợi thế cạnh tranh chính xác hơn, bạn cần phải đánh giá các yếu tố mà khách hàng mục tiêu sẵn sàng bỏ tiền ra để mua sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp. Giá trị khách hàng có thể là chiến lược về giá, chất lượng, thiết kế, tốc độ, an toàn, tin cậy….
Còn lợi thế cạnh tranh chính là sự kết hợp các giá trị nhưng trong đó phải có một đến hai giá trị vượt trội để giúp cho khách hàng nhận ra sản phẩm của doanh nghiệp giữa các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Tính duy nhất hay khác biệt của sản phẩm dịch vụ chính là cách thức kết hợp các yếu tố để đáp ứng tốt nhất các khách hàng mục tiêu.
Hệ thống các hoạt động chiến lược chính là cách thức mà doanh nghiệp cần thực hiện để cung cấp những giá trị khác biệt đến tay khách hàng mục tiêu của mình.
Nhà quản lý phải thiết kế một hệ thống các hoạt động của doanh nghiệp hướng tới việc tạo ra giá trị vượt trội cho khách hàng. Các hoạt động chiến lược sẽ tùy theo đặc điểm của mỗi ngành nghề, chuỗi giá trị của doanh nghiệp sẽ có sự khác nhau.
Điểm quan trọng trong thiết kế hệ thống hoạt động này là đảm bảo sự các hoạt động chiến lược có sự hỗ trợ lẫn nhau và cùng hướng đến một mục tiêu chung chiến lược. Hệ thống các hoạt động chiến lược bao gồm hai nhóm chính:
Năng lực cốt lõi chính là khả năng triển khai các hoạt động với sự vượt trội so với đối thủ cạnh tranh về chất lượng hoặc hiệu suất. Đó thường là khả năng liên kết và điều phối một nhóm hoạt động hoặc chức năng chính của một doanh nghiệp và ít khi nằm trong một chức năng cụ thể.
Năng lực này có thể cho phép doanh nghiệp cạnh tranh hiệu quả và đa dạng hóa sản phẩm để. Ví dụ, năng lực cốt lõi của Apple là khả năng sáng tạo và đổi mới liên tục, yếu tố này đã mang lại lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Họ cũng là một trong những công ty giỏi nhất trên thế giới về quản trị chuỗi cung ứng.
Hy vọng những thông tin chia sẻ trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về chiến lược kinh doanh là gì. Bên cạnh đó, để nâng cao hiệu quả khi bắt tay xây dựng chiến lược kinh doanh thì nhà quản lý có thể sử dụng các công cụ hỗ trợ. Trong đó, công cụ đánh giá năng lực nhân sự sẽ là một phần không thể thiếu trong các chiến lược phát triển bền vững.