Đăng bởi Đoàn Cẩm Nhung vào lúc 28/09/2023
Social new là một trong những loại hình Social Marketing Online phổ biến được thực hiện thông qua các bài viết cung cấp thông tin. Và người tiếp cận những thông tin này có thể bình luận, đánh giá hoặc đặt ra những câu hỏi xoay quanh nội dung được chia sẻ hoặc các nội dung có liên quan khác.
Social sharing là hình thức được thực hiện bằng cách chia sẻ thông tin dưới dạng hình ảnh hoặc video. Hình thức này sẽ được đánh giá hiệu quả bằng các lượt share, view hoặc viral của các nội dung đã được chia sẻ.
Social network cũng một trong những hình thức của Social Media Marketing được thực hiện trên các trang mạng xã hội. Những website này sẽ được đánh giá dựa trên sự kết nối và chia sẻ của người dùng trên mạng xã hội.
Social Bookmarking là việc đánh dấu hoặc chia sẻ website lên mạng xã hội. Social Bookmarking có thể giúp các doanh nghiệp gia tăng lượt truy cập cho website, nâng cao thứ hạng từ khóa hoặc phát triển thương hiệu,…
Micro blogging thực chất một phương tiện truyền thông tồn tại dưới dạng blog nhưng lại có kích thước nhỏ khá. Tuy vậy, Micro blogging cũng cho phép người dùng có thể trao đổi với nhau những cảm nhận, suy nghĩ, hình ảnh, video tương tự như một số trang mạng xã hội phổ biến khác.
Blog và Forum là những diễn đàn online cho phép các thành viên tổ chức các cuộc hội thoại bằng hình thức gửi tin nhắn. Hiện nay, hầu hết các website đều sẽ có Blog hoặc Forum kèm theo để tạo một môi trường cho hàng triệu người dùng tương tác và thảo luận cùng nhau.
Để triển khai tiếp thị truyền thông xã hội cần thực hiện các bước sau đây:
Bước đầu tiên khi bắt đầu triển khai Social Media Marketing là xác định mục tiêu của kế hoạch. Ở bước này bạn cần đặt ra mục tiêu rõ ràng chẳng hạn như độ nhận diện thương hiệu, sự tương tác của khách hàng, tỉ lệ tiếp cận, ,… đồng thời vạch ra những hoạt động cụ thể để đạt được những mục tiêu đó
Tiếp đến là chọn nền tảng mạng xã hội phù hợp cho việc quảng cáo cũng như các nội dung để chia sẻ với người dùng. Bởi vì mỗi một doanh nghiệp sẽ có đối tượng mục tiêu khác nhau nên sẽ phù hợp với một nền tảng nhất định. Chẳng hạn như bạn muốn kinh doanh quần áo thì các nền tảng như Tiktok, Facebook, Instagram là những gợi ý lý tưởng.
Ngoài ra, các doanh nghiệp còn phải nghiên cứu, xây dựng và đánh giá những nội dung đang được công chúng quan tâm để từ đó tạo ra các đoạn video ngắn, bài hình ảnh để tương tác với khách hàng mục tiêu của mình.
Việc đăng bài thường xuyên và nhất quán cũng là một trong những bước khá quan trọng khi triển khai chiến dịch quảng cáo trên nền tảng mạng xã hội. Để nội dung nào đó có thể tiếp cận và phát huy hiệu quả đến người dùng thì doanh nghiệp cần phải xây dựng một kế hoạch đăng bài cụ thể, đồng thời lựa chọn các khung giờ đăng bài phù hợp để tăng thêm sự tương tác.
Khi thực hiện Social Media Marketing, bạn sẽ nhận được những sự tương tác đến từ công chúng về bài đăng hay sản phẩm hoặc dịch vụ của mình. Lúc này, bạn cần theo dõi những tương tác này để kịp thời phản hồi cũng như ngăn chặn các bình luận tiêu cực hoặc rút kinh nghiệm thông qua những điều mà công chúng đã bình luận.
Bước tiếp theo mà tất cả các doanh nghiệp cần làm chính là xác định, tổng hợp các chỉ số hoạt động quảng cáo trên các nền nảng mạng xã hội. Sau đó phân tích, xem xét kết quả của những hoạt động ấy có đạt yêu cầu của kế hoạch hay không, khả năng thực hiện như thế nào hay có xảy ra vấn đề gì không,… để có những giải pháp điều chỉnh kịp thời.
Khi triển khai Social Media Marketing bạn cũng nên cân nhắc sử dụng thêm các hình thức quảng cáo khác để doanh nghiệp có thể tiếp cận thêm đông đảo công chúng và nhắm đến đối tượng khách hàng tiềm năng nhất.
Để triển khai và quản lý Social Media Marketing bạn nên thực hiện những nội dung sau:
Một trong những kinh nghiệm để bạn triển khai thành công chiến lược Social Media Marketing chính là phải tập trung vào việc tạo lập, quản lý và sáng tạo content. Bạn hãy căn cứ vào mục tiêu mà doanh nghiệp muốn đạt được cùng với việc theo dõi các xu hướng hoặc trend hot trên các nền tảng để lên những ý tưởng content độc đáo, sáng tạo cho riêng mình.
Trên thực tế, các video giới thiệu thương hiệu luôn thu hút và được quan tâm hơn những hình thức khác. Bạn có thể thấy lượt xem các video trên các trang mạng xã hội khá cao. Vì vậy, hãy cố gắng đầu tư xây dựng các video độc đáo, thú vị nhằm thu hút thêm nhiều người hơn.
Social Media Marketing cho phép bạn đăng những hình ảnh, bài viết về thương hiệu trên mọi nền tảng xã hội. Tuy nhiên hình ảnh mà bạn sử dụng để đăng lên các trang mạng này nên nhất quán với nhau. Có như vậy mới tạo nên được sự đồng bộ và tạo nên độ tin cậy nhất định với khách hàng.
Một kinh nghiệm nữa khi bạn triển khai các hoạt động trong chiến dịch Social Media Marketing chính là phải lựa chọn thời gian đăng bài thích hợp.
Bởi vì mỗi ngày có hàng ngàn bài đăng khác nhau xuất hiện trên newfeed của người dùng mạng xã hội, nếu không chọn đúng thời điểm, bài viết của bạn có thể sẽ bị chìm nghỉm trên các nền tảng này.
Đo lường, phân tích hiệu quả của chiến dịch Marketing sẽ giúp bạn nhận ra được hiệu quả của từng chiến dịch và đưa ra những sự điều chính phù hợp nhằm tiết kiệm chi phí, công sức cho doanh nghiệp.
Theo dõi đối thủ cạnh tranh luôn là một việc quan trọng khi triển khai các chiến lược quảng cáo. Nếu như các đối thủ của bạn đang sử dụng Social Media Marketing ở một nền tảng nào dó thì hãy xem xét và có thể làm theo cách ấy nhưng phải đảm bảo phương án của bạn sẽ tốt hơn.
Có thể nói Social Media Marketing ngày càng khẳng định được vị trí, vai trò và lợi ích của mình. Vì vậy, rất nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn ứng dụng hình thức Social Media Marketing để giúp cho họ tiếp cận thêm nhiều nguồn khách hàng tiềm năng và đạt được mục tiêu Marketing nhanh chóng.
Hi vọng với những chia sẻ của VAPOR về Social Media Marketing đã phần vào giúp bạn hiểu rõ hơn về hình thức Marketing này. Từ đó có thể xây dựng các phương án và chiến lược Marketing phù hợp nhất với công ty để đem lại hiệu quả cao cho hoạt động kinh doanh của mình.