Đăng bởi Đoàn Cẩm Nhung vào lúc 22/09/2023
Đối với hoạt động kinh doanh thương mại, chiết khấu được hiểu một cách đơn giản là việc giảm giá niêm yết của một loại sản phẩm, dịch vụ nào đó theo một tỷ lệ phần trăm nhất định.
1.3 Tỷ lệ chiết khấu là gì?
Tỷ lệ chiết khấu được đặt ở mỗi lĩnh vực khác nhau sẽ có khái niệm khác nhau. Theo đó, trong kinh doanh, tỷ lệ chiết khấu chính là tỷ lệ giảm giá mà người bán dành cho người mua nhằm đạt được một mục tiêu nhất định.
Mức chiết khấu là mốc mà người kinh doanh cần tính toán để vừa đảm bảo hiệu quả kích thích tiêu dùng, vừa đảm bảo được lợi nhuận cho hoạt động kinh doanh. Điều này sẽ giúp chủ kinh doanh hạn chế tối đa được vấn đề bán phá giá cũng như nguy cơ doanh thu không bù được cho chi phí.
Bước 1: Xác định tỷ lệ chiết khấu
Bước 2: Xác định số tiền được khấu trừ: Giá bán (gốc) * tỷ lệ chiết khấu
Bước 3: Tính giá bán sau chiết khấu: Giá bán (gốc) – số tiền được khấu trừ
Ví dụ: Giá gốc cho sản phẩm của bạn là 100.000đ và tỷ lệ chiết khấu là 20%
=> Số tiền được khấu trừ = 100.000 x 20% = 20.000
=> Giá bán sau chiết khấu = 100.000 – 20.000 = 80.000
Được xem là một trong những lợi ích chính đối với hoạt động kinh doanh, chiết khấu giúp thu hút khách hàng và kích thích nhu cầu tiêu dùng vô cùng hiệu quả. Đặc biệt là các kế hoạch chiết khấu, giảm giá trong các dịp lễ, tết hay mùa vụ. Việc đưa ra chiết khấu phù hợp, đúng cách sẽ giúp chủ kinh doanh có thể tăng doanh số bán hàng vượt trội tức thời.
Trên thực tế, đưa ra kế hoạch giảm giá luôn nhằm đảm bảo một mục đích nhất định. Tùy vào mục tiêu mà chủ kinh doanh có thể xây dựng chiến lược và cách thức áp dụng phù hợp. Một số loại chiết khấu sẽ giúp nhà bán hàng có thể giải quyết được bài toán tồn kho khó bán một cách hiệu quả.
Ví dụ như các chương trình giảm giá cho hàng hóa “cận date” hay “xả lỗ” cho các mặt hàng không được ưa chuộng,…Chiết khấu khi này sẽ giúp chủ kinh doanh giải quyết được bài toán tồn kho mà vẫn đảm bảo được doanh thu cho cửa hàng.
Đối với một số mô hình kinh doanh, đặc biệt là hệ thống kinh doanh các mặt hàng tự sản xuất, việc thực hiện các chương trình ưu đãi nhằm quảng bá và gia tăng số lượng trải nghiệm sản phẩm của mình là phương thức không hề xa lạ.
Kết hợp cùng nhiều phương thức truyền thông khác, chủ kinh doanh có thể nâng cao hiệu quả thu hút và tạo “sự ghi nhớ” về sản phẩm của bạn trong tâm trí khách hàng.
Đối với hoạt động kinh doanh, việc có một lượng khách hàng thân thiết là điều vô cùng quan trọng, bởi nghiên cứu chỉ ra rằng, 80% doanh thu của bạn đến từ những khách hàng cũ và chỉ 20% đến từ khách hàng mới. Do đó, việc nâng cao trải nghiệm khách hàng và giữ chân được khách hàng cũ với chính sách chiết khấu phù hợp là điều mà mọi chủ kinh doanh đều cần phải làm.
Đối với tệp khách hàng này, các chính sách như chiết khấu cho khách hàng dựa trên chi tiêu trước đó, dựa trên số lần mua hàng, sinh nhật hay dựa trên điểm thưởng,… là cách khá phổ biến và mang lại hiệu quả vô cùng tốt.
Không chỉ mang lại hiệu quả rõ ràng đối với khách hàng cũ, một chính sách chiết khấu phù hợp và kế hoạch triển khai đúng cách sẽ giúp chủ kinh doanh phủ rộng thương hiệu và thu hút thêm nhiều khách hàng tiềm năng mới.
Đặc biệt, với các chương trình ưu đãi chiết khấu cho lần mua thứ hai, sẽ giúp bạn đưa những khách hàng tiềm năng trở thành khách hàng thân thiết nếu họ cảm thấy hài lòng ở trải nghiệm đầu tiên. Do đó, để đảm bảo hiệu quả trong việc triển khai các chương trình ưu đãi, chủ kinh doanh cần song song cải thiện chất lượng dịch vụ cũng như sản phẩm của mình.
Trên thực tế, các chương trình khuyến mại, chiết khấu mang lại nhiều lợi ích đối với hoạt động kinh doanh, tuy nhiên nếu làm không đúng cách hay lạm dụng quá nhiều có thể gây nên nhiều vấn đề không đáng có.
Trên đây là những yếu tố quan trọng về khái niệm chiết khấu là gì cũng như ứng dụng của chiết khấu trong kinh doanh mà VAPOR muốn chia sẻ với bạn. Chúng tôi hy vọng rằng, những thông tin trên có thể giúp chủ kinh doanh hiểu rõ và áp dụng vào hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả nhất.