Đăng bởi Đoàn Cẩm Nhung vào lúc 21/09/2023
Rủi ro trong kinh doanh luôn là yếu tố tiềm ẩn và đi kèm trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Chính vì vậy ngoài việc nắm bắt thị trường, xây dựng chiến lược thì nhà quản trị luôn phải có kế hoạch quản trị rủi ro nhằm nhanh chóng ứng phó và giảm thiểu những thiệt hại không đáng có. Hãy cùng VAPOR tìm hiểu top 10 rủi ro kinh doanh thường gặp và biện pháp quản trị rủi ro trong bài viết dưới đây!
Rủi ro kinh doanh được hiểu là tổng thiệt hại về mặt tài chính, thị trường, nhân sự,… gây ảnh hưởng tiêu cực và tổn thất đến hoạt động kinh doanh cũng như mục tiêu của một doanh nghiệp.
Đa phần trong các doanh nghiệp ngày nay thường mắc phải rủi ro tài chính là chủ yếu, như rủi ro về thay đổi lãi suất, biến động giá cả, thất thoát về tài sản… Những rủi ro trong kinh doanh sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển và quá trình tăng trưởng kinh tế của doanh nghiệp. Nếu thiệt hại của rủi ro đó quá lớn, doanh nghiệp có thể sẽ bị phá sản.
Việc quản trị rủi ro kinh doanh đóng một vai trò quan trọng đối với sự thành công và phát triển của một tổ chức. Dưới đây là một số tầm quan trọng của việc quản lý rủi ro trong kinh doanh:
Tóm lại, quản lý rủi ro là một phần quan trọng của quản lý doanh nghiệp tổng thể. Nó giúp bảo vệ và tối ưu hóa các tài sản, tạo sự ổn định và tin cậy trong hoạt động kinh doanh đồng thời cung cấp cơ hội để phát triển và thịnh vượng trong môi trường kinh doanh đầy biến động của ngày nay.
Rủi ro về vốn là tình trạng mà doanh nghiệp không có đủ nguồn vốn để duy trì hoạt động kinh doanh bình thường hoặc để đầu tư vào các dự án mới. Rủi ro này có thể phát sinh từ một loạt nguyên nhân sau:
Để quản lý rủi ro về vốn, doanh nghiệp cần thường xuyên theo dõi tình hình tài chính, xác định nguồn thu chi và xây dựng kế hoạch tài chính rõ ràng. Đảm bảo rằng mức nợ không quá cao và luôn quản lý được.
Bằng cách xem xét các nguồn vốn có sẵn như vay mượn, huy động vốn từ cổ đông hoặc tìm kiếm đối tác đầu tư sẽ giúp doanh nghiệp đảm bảo đủ vốn cho hoạt động kinh doanh và mục tiêu phát triển. Đồng thời, doanh nghiệp cần phát triển kế hoạch dự phòng để đối phó với tình huống xấu nhất có thể xảy ra, bao gồm việc dự trữ ngân sách dự phòng để đối mặt với khả năng mất mát tài chính đột ngột.
Rủi ro về thị trường liên quan đến sự thay đổi một cách không mong muốn của thị trường và gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh. Rủi ro này có thể bao gồm sự thay đổi trong nhu cầu và sở thích của khách hàng, cạnh tranh gay gắt, biến động về giá cả và sự thay đổi trong tình hình kinh tế và chính trị.
Một số biện pháp khắc phục cho các rủi ro trên như:
Phân tích và quản lý rủi ro về thị trường là một phần quan trọng của quản lý doanh nghiệp tổng thể và đòi hỏi sự linh hoạt và khả năng thích nghi để đảm bảo tính ổn định và sự thành công trong môi trường kinh doanh biến đổi.
Rủi ro về sản phẩm và dịch vụ liên quan đến khả năng xảy ra sự cố hoặc lỗi trong sản phẩm/dịch vụ và có thể gây thiệt hại cho khách hàng hoặc làm ảnh hưởng đến danh tiếng của doanh nghiệp. Điều này dẫn đến hậu quả nghiêm trọng gây mất khách hàng trung thành, chi trả bồi thường những tổn thất gây ra hoặc có thể phải rút sản phẩm/dịch vụ đó ra khỏi thị trường kinh doanh.
Rủi ro này có thể phát sinh từ một số nguyên nhân như:
Việc quản lý và kiểm soát chất lượng sản phẩm và dịch vụ là một phần quan trọng của chiến lược quản lý rủi ro tổng thể của một doanh nghiệp. Một số biện pháp giúp hạn chế rủi ro này bao gồm:
Rủi ro về chiến lược liên quan đến khả năng xảy ra các sự cố hoặc vấn đề trong quá trình xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh của một doanh nghiệp. Những rủi ro này có thể bao gồm: rủi ro về văn hóa, rủi ro về thương hiệu và rủi ro liên quan đến đối tác.
Những rủi ro về chiến lược kinh doanh xuất phát từ một số nguyên nhân như:
Việc quản lý rủi ro kinh doanh đòi hỏi sự thấu hiểu về môi trường kinh doanh, sự đồng thuận trong tổ chức và khả năng thích nghi nhanh chóng với những thay đổi không mong muốn. Một số biện pháp doanh nghiệp có thể thực hiện để hạn chế rủi ro như:
Trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chắc chắn sẽ phát sinh nhiều vấn đề liên quan đến quy định pháp lý. Những rủi ro về pháp lý xuất phát từ việc doanh nghiệp vi phạm các quy định pháp luật và quy tắc gây ra hậu quả pháp lý. Rủi ro này bao gồm việc bị kiện cáo hợp đồng mua bán, phải bồi thường hoặc phạt tiền từ các cơ quan quản lý hoặc tòa án liên quan.
Rủi ro về pháp lý có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho doanh nghiệp, từ mất lợi nhuận đến tổn thương danh tiếng. Việc quản lý rủi ro này đòi hỏi sự chú ý đối với chi tiết và tuân thủ cao cấp đối với quy định pháp luật.
Rủi ro về hợp đồng có thể gây ra các hậu quả tài chính và pháp lý nghiêm trọng cho doanh nghiệp. Các rủi ro này bao gồm việc một trong các bên không đáp ứng cam kết, vi phạm điều khoản hợp đồng hoặc không thực hiện đúng thời hạn.
Để quản lý rủi ro về hợp đồng, doanh nghiệp nên kiểm tra và đánh giá hợp đồng cẩn thận trước khi ký kết. Bằng việc đánh giá kỹ lưỡng các điều khoản và điều kiện, đảm bảo rằng chúng rõ ràng, hợp lý và có tính khả thi. Điều khoản bảo vệ trong hợp đồng giúp bảo vệ doanh nghiệp khỏi mất mát lớn trong trường hợp bên đối tác không đáp ứng cam kết.
Rủi ro về CNTT xuất phát từ khả năng xảy ra các sự cố hoặc vấn đề liên quan đến công nghệ thông tin, có thể gây ra hậu quả về mặt bảo mật, sự cố hệ thống và thất bại trong dự án. Các rủi ro này có thể xuất phát từ nguyên nhân như: bị xâm nhập mạng, mất dữ liệu quan trọng, ngừng hoạt động của hệ thống hoặc việc triển khai các dự án CNTT không hiệu quả.
Rủi ro này gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho doanh nghiệp từ mất dữ liệu quan trọng đến hậu quả về mặt tài chính và uy tín. Một số cách hạn chế rủi ro về công nghệ như:
Xuất phát từ việc không chắc chắn về khả năng duy trì hoặc tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Cụ thể bao gồm trường hợp giảm doanh thu, tăng chi phí và sự thay đổi trong môi trường kinh doanh.
Ngài ra, rủi ro về lợi nhuận trong hoạt động đầu tư trái phiếu phản ánh khả năng mất lợi nhuận ban đầu được cam kết trong thời gian đầu tư. Nó xảy ra khi các doanh nghiệp phát hành trái phiếu điều chỉnh lãi suất bằng cách mua lại trái phiếu cũ có lãi suất cao và sau đó phát hành trái phiếu mới với lãi suất thấp hơn. Khi đó, người sở hữu trái phiếu cũ sẽ nhận được lợi nhuận thấp hơn so với mức lợi nhuận ban đầu được bảo đảm.
Rủi ro này bao gồm việc tính toán thuế không chính xác, trình tự khai báo thuế không đúng hoặc không đáp ứng đúng thời hạn nộp thuế. Nếu bị phát hiện vi phạm hoặc chậm trễ trong nộp thuế, doanh nghiệp có thể phải đối mặt với các hình phạt, khoản thuế bổ sung hoặc hậu quả pháp lý.
Để quản lý rủi ro về thuế vụ, doanh nghiệp có thể thực hiện các biện pháp sau đây:
Rủi ro về thuế vụ có thể gây ra các hậu quả nghiêm trọng cho doanh nghiệp như mất tiền, hình phạt pháp lý và ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu. Do đó, quản lý thuế một cách cẩn thận và tuân thủ quy định là rất quan trọng để đảm bảo sự bền vững của doanh nghiệp.
Con người là một trong những khía cạnh quan trọng của quản lý rủi ro. Đây là nhân tố chính tạo ra mọi hoạt động cho các doanh nghiệp từ hàng hóa, quy định, chính sách đến quá trình sản xuất. Đầu tư phát triển nhân sự sẽ giúp doanh nghiệp đi đường dài và tăng tính cạnh tranh trên thị trường.
Rủi ro về con người liên quan đến sự không chắc chắn về hành vi, hiệu suất và sự trung thành của nhân viên đặc biệt các thành viên quan trọng trong tổ chức. Nó ảnh hưởng đến chất lượng và thái độ đối với công việc, các vấn đề về bảo mật thông tin doanh nghiệp từ đó gây mất mát tài sản, danh tiếng và nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh.
Rủi ro về vật lý trong kinh doanh liên quan đến những yếu tố hữu hình hoặc sự kiện cụ thể có thể gây thiệt hại đối với tài sản, tài nguyên và hoạt động của doanh nghiệp. Điều này bao gồm các yếu tố như ảnh hưởng của thiên nhiên (thiên tai, bão, lũ lụt…), trộm cắp, phá hoại,…
Để quản lý rủi ro về vật lý trong kinh doanh, doanh nghiệp có thể thực hiện các biện pháp:
Rủi ro về vật lý có thể dẫn đến các thiệt hại về tài sản và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, việc phân loại, đo lường và quản lý rủi ro về vật lý là một phần quan trọng của quản lý rủi ro tổ chức.
Rủi ro kinh doanh có thể phát sinh từ nhiều yếu tố khác nhau và tùy thuộc vào ngành nghề, loại hình doanh nghiệp và môi trường kinh doanh cụ thể. Dưới đây là một số yếu tố dẫn đến rủi ro trong kinh doanh như:
Ví dụ một doanh nghiệp ABC sản xuất điện thoại di động. Đây là một ngành công nghiệp đầy cạnh tranh và đòi hỏi sự sáng tạo liên tục để duy trì và tăng cường thị phần. Dưới đây là một số rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh của họ:
Thay đổi trong công nghệ: Ngành công nghiệp điện thoại di động luôn thay đổi nhanh chóng, một cải tiến công nghệ mới có thể khiến sản phẩm của họ trở nên lạc hậu và mất khách hàng.
Rủi ro liên quan đến chuỗi cung ứng: Nếu họ phụ thuộc vào một nhà cung cấp chính duy nhất để cung cấp các linh kiện quan trọng, bất kỳ sự cố nào ở nhà cung cấp này có thể dẫn đến ngừng sản xuất và thiệt hại tài chính.
Rủi ro về quy định và an toàn: Các quy định về an toàn và bảo mật trong ngành công nghiệp điện thoại di động thay đổi liên tục. Vi phạm các quy định này có thể dẫn đến xử phạt và tổn thất danh tiếng.
Thị trường quốc tế và tỷ giá hối đoái: Nếu họ xuất khẩu sản phẩm của mình hoặc mua nguyên liệu từ nước ngoài, biến động tỷ giá hối đoái có thể ảnh hưởng đến giá sản phẩm và lợi nhuận.
Rủi ro về bảo mật thông tin và dữ liệu: Sự tấn công mạng hoặc rò rỉ thông tin quan trọng có thể gây tổn thất lớn đến danh tiếng và doanh thu của họ.
Doanh nghiệp này cần phải xem xét và áp dụng các biện pháp quản lý rủi ro như nghiên cứu phát triển liên tục, đánh giá cập nhật chuỗi cung ứng, tuân thủ quy định tiêu chuẩn an toàn, đảm bảo tính đa dạng về nguồn cung ứng và đầu tư vào bảo mật thông tin để giảm thiểu tác động của những tình huống rủi ro này.
Quản trị rủi ro là một quá trình liên tục, cần được tích hợp vào chiến lược kinh doanh và quản lý tổ chức. Quy trình 7 bước quản trị rủi ro kinh doanh bao gồm:
Bước 1. Xác định và đánh giá rủi ro
Xác định các rủi ro tiềm ẩn trong tất cả các khía cạnh của hoạt động kinh doanh. Sử dụng các phương pháp đánh giá như mô hình SWOT để xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và rủi ro của doanh nghiệp. Từ đó đánh giá mức độ nghiêm trọng và xác suất xảy ra của từng rủi ro.
Bước 2. Phân loại rủi ro kinh doanh
Phân loại rủi ro thành các nhóm dựa trên tính chất và ảnh hưởng ví dụ như rủi ro về tài chính, rủi ro về môi trường, rủi ro về nhân sự,… Sau đó ưu tiên xử lý các rủi ro theo mức độ ảnh hưởng và xác suất xảy ra đối với doanh nghiệp.
Bước 3. Xây dựng chiến lược quản trị rủi ro:
Xác định chiến lược tổng thể cho quản trị rủi ro, bao gồm mục tiêu và phương pháp để giảm thiểu hoặc chấp nhận rủi ro. Đồng thời xác định nguồn lực cần thiết để thực hiện chiến lược này.
Bước 4. Xây dựng quy trình và chính sách
Xây dựng quy trình cụ thể để xác định, đánh giá và quản lý rủi ro. Thành lập các chính sách và hướng dẫn chi tiết để hỗ trợ nhân viên trong việc việc quản trị rủi ro trong toàn bộ tổ chức.
Bước 5. Tạo phòng ban quản trị rủi ro
Thành lập một bộ phận hoặc nhóm làm việc chuyên trách về quản trị rủi ro, có nhiệm vụ giám sát và thực hiện các hoạt động quản trị rủi ro.
Bước 6. Giám sát và đo lường rủi ro
Theo dõi các rủi ro theo thời gian và đảm bảo rằng các biện pháp kiểm soát và xử lý rủi ro đang hoạt động hiệu quả. Liên tục đánh giá và cải thiện chiến lược quản trị rủi ro dựa trên kinh nghiệm học tập và dữ liệu mới.
Bước 7. Đào tạo và tạo nhận thức cho nhân viên
Cung cấp các buổi đào tạo cho nhân viên để họ hiểu và tham gia vào quá trình quản trị rủi ro. Đồng thời tạo ra một môi trường trong đó nhân viên có thể đề xuất và báo cáo rủi ro.